Hiện nay, cùng với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư thì thừa cân béo phì hiện đang được xem là một “đại dịch” mới của thế kỷ 2, bởi sự gia tăng nhanh chóng với những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe và gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra. Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục những hệ quả nghiêm trọng do “đại dịch” thừa cân béo phì để lại ?

1. Thừa cân béo phì là gì ?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe. Thừa cân béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Thừa cân béo phì là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng mỡ nhất định và lượng mỡ này cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thụ những chấn động và thể hiện các chức năng khác.

thua-can-beo-phi-la-gi

Chỉ số cân nặng BMI được sử dụng để phân loại bệnh thừa cân, béo phì. Công thức tính chỉ số này đơn giản và đánh giá tương đối chính xác lượng mỡ trong cơ thể.

Chỉ số BMI = Cân nặng cơ thể / (Chiều cao x chiều cao) = kg/m2. 

Cũng theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới WHO, người trưởng thành bình thường có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn như sau:

  • BMI từ 25 – 29.9: thừa cân.
  • BMI từ 30 trở lên: Béo phì.

Những người thừa cân, béo phì thường tích tụ mỡ thừa ở những bộ phận sau của cơ thể như: bụng, eo, đùi, ngực,… người thừa cân, béo phì nghiêm trọng mỡ sẽ tích tụ trên toàn cơ thể.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì, trong đó có sự kết hợp từ nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp:

      Ăn nhiều

thua-can-beo-phi-do-an-nhieu

Chế độ ăn uống và lối sống là nhân tố góp phần thúc đẩy thừa cân, béo phì. Một số  nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

  • Tiêu thụ nhiều đồ ăn ché biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh. Loại thức ăn này chứa chất béo và đường gây nên béo phì;
  • Uống các loại đò uống có ga, cồn;
  • Suất ăn chứa nhiều calo hơn mức cơ thể cần;
  • Uống quá nhiều nước uống có cồn như: nước ngọt, nước ép trái cây,..
  • Tâm trạng thay đổi làm cho nhiều người mắc chứng rối loạn ăn uống;
  • Hiện thực phẩm có hàm lượng calo cao đã trở nên rẻ hơn, tiện lợi hơn và được quảng cáo, khuyến mãi nhiều hơn khiến cho việc ăn uống lành mạnh trở nên khó khăn hơn.

       Lười vận động

Thiếu rèn luyện thể chất là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến béo phì. Nhiều người dành hầu hết thời gian trong ngày của họ cho công việc văn phòng. Ngay cả thói quen đi bộ hoặc đạp xe ngày nay cũng bị thay thế bằng việc sử dụng ô tô và xe máy.

Các xu hướng thư giãn tại nhà như xem TV, lướt internet, chơi game trên máy tính và ít tập thể dục làm tăng tỷ lệ béo phì. Nếu không hoạt động đủ để đốt cháy calo, năng lượng dư thừa sẽ không được tiêu thụ hết mà được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị người lớn nên hoạt động thể lực ít nhất 150 phút mỗi tuần như tập aerobic cường độ vừa phải, đạp xe hoặc đi bộ. Bằng cách chia thời gian luyện tập thành các khoảng nhỏ, việc luyện tập thể trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, với 150 phút bạn hoàn toàn có thể tập thể dục 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày trong một tuần.

Với những ai đang chung sống với bệnh béo phì và đang cố gắng giảm cân thì việc  tập thể dục nhiều hơn mức này là điều cần thiết. Hãy bắt đầu từ từ và tăng dần số lượng bài tập cần thực hiện qua mỗi tuần.

        Di truyền

Các gen liên quan đến béo phì và thừa cân sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể biến đổi thức ăn thành năng lượng và trữ chất béo. Gen cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn lối sống. Ngoài ra, còn có một số tình trạng di truyền hiếm gặp có thể gây béo phì như hội chứng Prader-Willi. Một số đặc điểm di truyền được thừa hưởng từ cha mẹ, như hội chứng thèm ăn có thể khó khăn cho việc giảm cân. 

       Béo phì do nội tiết 

Các tình trạng bệnh tiềm ẩn có thể góp phần làm tăng cân, ví dụ như bệnh suy giáp hay rối loạn nội tiết và chuyển hóa (Cushing). Tuy nhiên, nếu những tình trạng như thế này được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ giúp giảm cân dễ dàng hơn.

3. Hậu quả nghiêm trọng của thừa cân béo phì đối với sức khỏe.

 Thừa cân béo phì đã để lại những hậu quả vô cùng quan trọng mà bản thân người bệnh không thể nào lường trước được.Trước hết, khi bị thừa cân béo phì sẽ khiến người bệnh mất tự tin về ngoại hình bản thân, hơn nữa còn gây tăng nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm.

  • Gây cảm giác tự ti về ngoại hình

Thừa cân béo phì có mối liên quan mật thiết đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Những người đối mặt với tình trạng thừa cân béo phì có thể sẽ là đối tượng bị người khác kỳ thị. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị hắt hủi, xấu hổ hoặc tội lỗi, làm các vấn đề sức khỏe tâm thần thêm trầm trọng hơn.

beo-phi-lam-mat-tu-tin

  • Bệnh lý xương khớp

Cứ 3 người béo phì thì có hơn 1 người viêm khớp. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì người bị đau khớp ít có khả năng tập thể dục. Mỗi trọng lượng tăng thêm có thể gây thêm áp lực gấp 3-4 lần lên đầu gối. Chúng gây đau đớn cho người bệnh và làm việc di chuyển của họ trở nên khó khăn hơn.

  • Bệnh tiểu đường

Trước đây bệnh tiểu đường phổ biến sau 40 tuổi. Thế nhưng khi “đại dịch” béo phì diễn ra, giờ đây bệnh tiểu đường tuýp 2 lại xuất hiện ở những người trẻ nhiều hơn. Khoảng 90% những người được chẩn đoán bị tiểu đường loại 2 thuộc nhóm cân nặng thừa cân hoặc béo phì.

  • Bệnh lý tim mạch 

Mỡ thừa không chỉ tích lũy trong các mô, tế bào mà còn tăng cao trong máu của người béo phì, gây ra các bệnh rối loạn lipid máu. Tình trạng cholesterol trong máu cao không được kiểm soát sớm sẽ gây xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Về lâu dài, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể sẽ gây quá tải. Vì thế người bị béo phì thường mắc bệnh tim mạch, nhất là khi độ tuổi trung niên trở lên. 

  • Suy giảm trí nhớ

Thừa cân béo phì ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở cả trẻ em và người trưởng thành. Trẻ thừa cân béo phì thường kém linh hoạt và chỉ số thông minh thấp hơn. Còn người trưởng thành bị thừa cân béo phì có nguy cơ cao hơn đối mặt với chứng Alzheimer và suy giảm trí nhớ.

  • Bệnh lý tiêu hóa

Nguyên nhân do mỡ tích tụ bám vào các quai ruột quá mức, làm suy giảm hoạt động và gây ra táo bón, bệnh trĩ. Lâu dài, khi phân và chất thải độc hại tích tụ lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Ung thư đại tràng.

  • Rối loạn nội tiết

Tình trạng này ảnh hưởng đến cả hai giới, nữ giới thừa cân béo phì dễ bị rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai, buồng trứng đa nang, có nguy cơ vô sinh cao. Khi đã mang thai, thai phụ cũng dễ bị đẻ khó, con sinh ra có thể bị béo phì di truyền và rối loạn chuyển hóa. Nam giới thừa cân béo phì thường bị yếu sinh lý, vô sinh hiếm muộn.

  • Bệnh lý hô hấp 

Mỡ thừa ngăn cản lồng ngực mở rộng khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Chất béo dư thừa tích tụ ở thành phổi cũng sẽ làm giảm quá trình trao đổi oxy trong cơ thể. Những người trưởng thành thừa cân béo phì thường mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ nhập viện cao gấp 5 lần so với người trưởng thành không thừa cân béo phì cũng mắc hen suyễn.

Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ quan của hệ hô hấp do cản trở của mỡ thừa cũng gặp vấn đề, gây triệu chứng ngáy, rối loạn nhịp thở, ngưng thở khi ngủ,…

  • Ung thư

Khi cholesterol trong máu tăng cao, sự có mặt của mỡ thừa nhiều sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, khả năng kháng bệnh và nguy cơ ung thư sẽ cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh béo phì và ung thư trực tràng, ung thư tử cung, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…

4. Chế độ ăn kiêng lành mạnh cho người thừa cân béo phì.

Lượng calo nạp vào cơ thể lớn hơn lượng calo tiêu thụ là một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì. Chính vì vậy, những người béo phì nên thay đổi chế độ ăn cho người thừa cân béo phì với những thực phẩm ít calo nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

  •  Giảm hấp thụ tinh bột

cat-giam-luong-tinh-bot

  • Loại bỏ các loại tinh bột gây tăng cân: cơm, bún, bánh phở, hủ tiếu.
  • Thay thế bằng các loại tinh bột tốt: cơm gạo lứt, bánh mì đen, khoai lang luộc.
  • Cần cắt giảm từ từ lượng tinh bột để cơ thể thích nghi. 
  • Tăng cường bổ sung protein

Protein giúp tạo cảm giác no, giảm tới 60% cảm giác đói so với các loại thực phẩm khác. Thêm vào đó, để chuyển hóa protein, cơ thể cần năng lượng để đốt cháy. Bổ sung đủ protein giúp đốt cháy tới 100 calo mỗi ngày. Nhờ đó, bạn sẽ giảm cân hiệu quả.

Các thực phẩm giàu protein trong thực đơn cho người béo phì được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng:

  • Thịt nạc: thịt gà, thịt giò nạc.
  • Hải sản: cá, tôm, cua.
  • Các loại sữa: sữa đậu nành, sữa bột tách bơ, sữa chua không đường.
  • Các loại trứng luộc.
  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu đỏ. 

bo-sung-nguon-protein

  • Cung cấp đầy đủ nhóm vitamin và muối khoáng

  • Cung cấp đủ 500 gram rau xanh và trái cây tươi hằng ngày. 
  • Nên chế biến các loại rau củ quả ở dạng: sinh tố, nước ép (không thêm đường), luộc, hấp hoặc trộn salad.
  • Uống đủ nước mỗi ngày

  • Các bác sĩ cũng khuyến cáo người béo phì nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp đốt cháy thêm được 96 calo. 
  • Một nghiên cứu khác đã chứng minh uống 500ml nước 30 phút trước bữa ăn chính giúp giảm đáng kể cân nặng sau 3 tháng. 

Các tác hại của bệnh thừa cân béo phì tuy rất lớn nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ bản thân bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống thật chặt chẽ, tập thể dục thường xuyên. Vóc dáng và cân nặng mơ ước phụ thuộc rất lớn vào cách bạn sắp xếp và tuân thủ thực đơn giảm cân mỗi ngày đấy.

Hãy liên hệ ngay với KASUMI Sport để được giải đáp những thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ

Hotline/Zalo: 0357.415.603

Địa chỉ: Số 20, đường Thịnh Phát, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Fanpage: KASUMI CHÍNH HÃNG

Rate this post

Chế độ ăn kiêng lành mạnh dành cho người thừa cân béo phì