Thèm ăn là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng đã từng trải qua. Vậy bạn có thực sự hiểu hết về các cơn thèm ăn hay chưa? Ăn một cách mất kiểm soát và bất chấp chính là những dấu hiệu cơ bản nhất của chứng ăn uống vô độ. Đây là một dạng rối loạn ăn uống điển hình và gây ra nhiều hậu quả xấu cho người bệnh.
1.Thèm ăn là gì?
Thèm ăn, không kiểm soát là một loại rối loạn ăn uống. Chứng rối loạn ăn uống này được đặc trưng bởi sự ăn uống vô độ, không kiểm soát, ăn một số lượng thức ăn nhiều hơn hẳn mọi người và người bệnh không thể kiểm soát bản thân trong việc ăn uống, cùng với việc lo lắng quá mức về trọng lượng cơ thể, làm suy giảm sức khỏe thể chất hoặc chức năng tâm lý xã hội.
Người bệnh sẽ tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tìm các loại bỏ lượng thức ăn này bằng cách nôn mửa, tập thể dục nhiều, sử dụng thuốc giảm cân,…
Những người mắc chứng ăn uống vô độ sẽ luôn cảm thấy khó chịu và đau khổ về hành vi của bản thân. Đối với đa số người bệnh, họ thường lên “cơn ăn” ít nhất một lần một tuần và có xu hướng cố gắng che dấu hành vi này của mình.
Những người mắc chứng rối loạn này cảm thấy mất kiểm soát về tinh thần lẫn thể xác khi ăn. Không như những bệnh nhân mắc chứng “ăn ói”, người bệnh không có các dấu hiệu bù trừ sau “cơn ăn” như nôn ói, tiêu chảy.
2.Nguyên nhân của bệnh thèm ăn mất kiểm soát
Di truyền
Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, bệnh thèm ăn mất kiểm soát cũng có khả năng di truyền nếu có bố mẹ hoặc anh chị em ruột được chẩn đoán mắc chứng bệnh này.
Ám ảnh về hình thể
Người mắc chứng ăn uống mất kiểm soát thường bị ám ảnh quá mức về hình thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là do tính chất công việc phải giữ hình thể thanh mảnh, cân đối như diễn viên, diễn viên múa, ca sĩ, MC,… Ngoài ra, người từng bị tẩy chay và body shaming về ngoại hình cũng dễ hình thành sự ám ảnh quá mức về hình thể.
Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài làm cơ thể gia tăng nồng độ hormone cortisol. Để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể sau một cuộc gặp căng thẳng, cortisol tăng tiết làm cho bạn có cảm giác ăn nhiều hơn. Nếu căng thẳng là trạng thái gần như liên tục xảy ra thì nó sẽ thôi thúc cơ thể tìm đến những món ăn nhẹ.
Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, hormone ghrelin sẽ tăng lên và tạo cảm giác thèm ăn. Trong khi đó, nồng độ leptin giảm xuống nên làm giảm cảm giác đói. Và kết quả của sự phối hợp này chính là bạn sẽ ăn bất chấp ngay cả khi không thấy cảm giác đói.
Rượu bia
Rượu bia làm giảm bớt sự ức chế lẫn giảm khả năng tính toán về thời điểm và số lượng đồ ăn nên ăn. Mặc khác, sử dụng rượu bia cũng làm cho bạn ăn phải những món đồ ăn kém lành mạnh hơn, chẳng hạn như thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu ảnh hưởng đến vùng não bộ có chức năng giám sát khả năng tự kiểm soát của bản thân khiến bạn khó cưỡng lại các bữa ăn nhẹ ngon miệng.
3.Dấu hiệu của bệnh thèm ăn
Rối loạn ăn uống đặc trưng bởi hành vi cuồng ăn có tính chất lặp đi lặp lại. Các triệu chứng xảy ra ít nhất 1 lần/ tuần và kéo dài từ 3 tháng trở lên.
- Người thèm ăn mất kiểm soát có xu hướng ăn uống quá mức, tốc độ ăn rất nhanh kèm theo cảm giác mất kiểm soát. Lượng thức ăn thường nhiều hơn so với người bình thường ở hoàn cảnh tương tự (bao gồm bữa ăn hằng ngày hoặc bữa ăn trong những bữa tiệc lớn).
- Đặc điểm thường thấy ở người thèm ăn mất kiểm soát là yêu thích các món ăn dễ gây tăng cân như thức ăn nhiều chất béo và đồ ngọt. Tuy nhiên trong các cơn cuồng ăn, bệnh nhân thường dung nạp đầy đủ các loại thức ăn với tổng calo có thể lên đến vài ngàn (nhu cầu trung bình chỉ khoảng 2000 calo mỗi ngày).
- Các cơn cuồng ăn thường khởi phát khi bị stress hoặc trải qua sang chấn tâm lý. Trong các giai đoạn này, có thể lặp đi lặp lại các hành vi cuồng ăn vài lần trong ngày.
- Người thèm ăn mất kiểm soát thường giấu giếm cơn cuồng ăn không cho người khác biết
- Có dấu hiệu thừa cân hoặc béo phì.
- Người thèm ăn mất kiểm soát thể hiện rõ sự quan tâm đến ngoại hình thông qua lời nói hoặc ánh mắt, đặc biệt luôn có tâm lý không hài lòng về hình thể của bản thân.
- Việc ám ảnh quá mức về cân nặng, hình thể có thể khiến người thèm ăn mất kiểm soát trở nên căng thẳng, hay buồn bã, xấu hổ, thậm chí dễ gắt gỏng và nổi giận với người khác ngay cả khi không có nguyên do.
4.Tác hại của bệnh thèm ăn.
Tăng cân và béo phì
Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách, nhưng hai trong số những nguy cơ chính là tăng cân và béo phì. 2/3 số người mắc bệnh thèm dễ bị béo phì, mặc dù những người có kích thước trung bình cũng có thể mắc bệnh này.
Ảnh hưởng đến xương khớp
Ngoài ra, khi cân nặng của cơ thể tăng quá mức khiến cho xương khớp cũng như hệ khung nâng đỡ cơ thể phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài nên có thể ảnh hưởng và gây ra nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Và những người béo phì thường gặp các bệnh như loãng xương, thoái hoá xương, đau nhức xương… Khi những tổn thương xương khớp do béo phì gây ra cần phải được theo dõi nghiêm ngặt và điều trị kịp thời tránh bệnh tiến triển thành mãn tính và gây tổn thương
Tác động xấu đến não bộ
Ăn uống mất kiểm soát, gây ra những vấn đề sức khỏe về lâu dài. Nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều các thực phẩm giàu calo có thể gây các vấn đề về thần kinh và suy giảm trí nhớ về già.trầm trọng đến cơ thể.
Trầm cảm và lo âu
Thèm ăn mất kiểm soát thường đi đôi với những rắc rối về tâm trạng. Các bác sĩ cho rằng nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn ăn uống quá độ. Vì vậy chưa có những minh chứng rõ ràng để khẳng định trầm cảm hoặc lo lắng gây ra triệu chứng rối loạn này. Nhưng những người ăn uống vô độ thường cảm thấy xấu hổ và tội lỗi về vấn đề của họ. Hầu hết cố gắng che giấu điều này.
Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa
Chứng ợ chua kéo dài và hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng có thể xảy ra với những người ăn quá chén. Những vấn đề này thường liên quan đến tình trạng tăng cân và béo phì. Vì vậy, cũng chưa có căn cứ rõ ràng để khẳng định các triệu chứng rối loạn liên quan đến hệ tiêu hoá cũng như béo phì có thể là nguyên nhân ảnh hưởng tới triệu chứng rối loạn ăn uống quá độ.
Say” thức ăn: Giống như cảm giác nôn nao sau khi say rượu, ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt, cay, mặn trong kỳ nghỉ lễ cũng có thể khiến bạn thấy chuếnh choáng, nôn nao, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi và các triệu chứng khó tiêu khác.
Đột quỵ và bệnh tim
Huyết áp cao và cholesterol cao rất phổ biến với triệu chứng rối loạn ăn uống quá độ, và những triệu chứng của căn bệnh này có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ và bệnh tim. Khi huyết áp của bạn ở mức quá cao trong một thời gian dài sẽ làm căng các mạch máu của bạn. Và cholesterol cao có thể làm tắc nghẽn động mạch của bạn.
Để giảm thiểu được tình trạng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch bạn có thể thực hiện: ngừng hút thuốc, giảm cân và tập thể dục thường xuyên để giảm huyết áp. Những bước tương tự có thể làm giảm cholesterol của bạn, cũng như chế độ ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giữ cho chỉ số huyết áp và cholesterol của bạn ở mức thấp.
5.Cách khắc phục thèm ăn mất kiểm soát
Uống nước
Trong một vài trường hợp, các cảm giác thèm ăn có thể không hoàn toàn chính xác. Thay vào đó, đây là biểu hiện của sự khát nước. Lúc này, bạn có thể thử uống một cốc nước đầy. Cách này không chỉ giúp khắc phục được cơn thèm đồ ăn mà còn giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Cung cấp đủ protein cho cơ thể
Việc cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể sẽ giúp bạn loại bỏ được các cơn thèm đồ ăn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc việc nạp đủ lượng protein cho cơ thể và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh nguy cơ bị béo phì – thừa cân.
Ngủ đủ giấc
Theo các chuyên gia, ngủ không đủ giấc, không đúng giờ sẽ khiến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố dễ dàng xảy ra. Chính điều này khiến các cơn thèm ăn xuất hiện thường xuyên hơn.
Do đó, để giảm tối đa sự xuất hiện của các cơn thèm đồ ăn, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ và đảm bảo sức khỏe.
Lên kế hoạch cho bữa ăn
Nếu có thể, bạn hãy cố gắng lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày hay cả tuần. Bằng cách này, bạn sẽ thiết lập được những loại thực phẩm cần thiết cơ thể đồng thời có thể loại bỏ những loại thực phẩm tự phát và có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn cũng như cân nặng của bạn.
Lên kế hoạch cho bữa ăn sẽ giúp bạn không phải suy nghĩ cho việc nên ăn gì vào bữa tiếp theo, như thế sẽ giúp bạn giảm bớt suy nghĩ liên quan đến thực phẩm và giảm cảm giác thèm ăn.
Tránh để cơ thể bị đói quá mức
Đói là một trong những lý do lớn nhất khiến chúng ta cảm thấy thèm ăn. Để tránh bị đói, bạn có thể nên ăn đầy đủ trong mỗi bữa ăn. Đồng thời bạn có thể sử dụng một số đồ ăn nhẹ lành mạnh để làm giảm bớt cơn đói.
Thay đổi hướng chú ý khi xuất hiện cơn thèm ăn
Khi cơn thèm ăn xuất hiện, hãy thay đổi sự chú ý của bản thân sang hướng khác, chẳng hạn như có thể thực hiện việc đi dạo xung quanh nơi ở, hoặc có thể đi tắm. Sự thay đổi về không gian và hoạt động giúp làm thay đổi suy nghĩ, chú ý, qua đó chuyển hướng tập trung khỏi cơn thèm ăn, nhằm kiểm soát cơn thèm ăn khi nó diễn ra. Một số nghiên cứu còn cho thấy việc nhai kẹo cao su có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn, giảm sự xuất hiện của các cơn thèm ăn.
Đi bộ nhanh
Khi có cảm giác thèm ăn, bạn có thể ra ngoài và đi bộ. Mục đích của hoạt động này là sẽ giúp bạn tránh xa được những món mà bạn đang thèm ăn. Hơn nữa, nó còn giúp bạn giải phóng endorphin hoặc các chất hóa học trong não của bạn và giúp loại bỏ cảm giác thèm ăn.
Nếu không thể đi ra ngoài để đi bộ, bạn có thể tập vài động tác như chống đẩy, squats hoặc bất kỳ bài tập nào khác để quên đi hoặc loại bỏ cảm giác thèm ăn.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục được cho là làm giảm sự kích hoạt các vùng não liên quan đến cảm giác thèm ăn. Điều này có thể giúp bạn có thêm động lực ăn các loại thức ăn có hàm lượng calo nhiều ít đi và ăn thức ăn có hàm lượng calo thấp. Nó cũng làm giảm nồng độ hormone gây đói và tăng cảm giác no.
Hãy liên hệ ngay với KASUMI Sport để được giải đáp những thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ
Hotline/Zalo: 0357.415.603
Địa chỉ: Số 20, đường Thịnh Phát, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Fanpage: KASUMI CHÍNH HÃNG