Bệnh tiểu đường đang chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh lý mạn tính không lây của Việt Nam. Trước kia, bệnh thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên gần đây, bệnh càng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Và bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta mà mức độ nguy hiểm đến tính mạng của căn bệnh cũng đang khiến chúng ta phải lo lắng.
1.Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
.Bệnh tiểu đường chia làm 3 loại:
- Đái tháo đường loại 1 là kết quả của việc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin do mất tế bào beta. Loại đái tháo đường này từng có tên là “đái tháo đường phụ thuộc insulin” hoặc “đái tháo đường trẻ em”.
- Đái tháo đường loại 2 bắt đầu bằng tình trạng kháng insulin, nghĩa là các tế bào của cơ thể không phản ứng một cách bình thường với insulin. Loại này từng có tên gọi là “đái tháo đường không phụ thuộc insulin” hoặc “đái tháo đường khởi phát ở tuổi trưởng thành”.
- Đái tháo đường thai kỳ, loại đái tháo đường chính thứ ba, xảy ra khi phụ nữ mang thai có đường huyết cao mặc dù không có tiền sử đái tháo đường.
2.Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam và trên thế giới.
Việt Nam
Theo kết quả điều tra năm 2012, tỷ lệ đái tháo đường trên toàn quốc là 5,7%, trong đó khoảng 60% bệnh nhân chưa được chẩn đoán.
So sánh giữa số liệu thống kê của năm 2002 và năm 2012 thì tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng tới 211%. Mới đây, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam là 7,3% (năm 2022). Rõ ràng tần suất mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng với tốc độ rất nhanh.
Tại Việt Nam, đang có gần 5 triệu người mắc tiểu đường. Dự báo số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Trong số gần 5 triệu người Việt bị đái tháo đường (còn gọi tiểu đường) chỉ khoảng 35% được chẩn đoán, còn lại không biết mình mắc bệnh..
Cứ 10 ca đái tháo đường thì có 6 ca biến chứng tại mắt, đặc biệt là bệnh võng mạc do đái tháo đường khoảng từ 20% đến 35% người mắc
Trên thế giới.
Báo cáo quốc gia về bệnh đái tháo đường của Mỹ cho thấy, khoảng 13% người từ 18 tuổi trở lên và khoảng 29,2% người trên 65 tuổi mắc căn bệnh này.
Theo thống kê của Trung Quốc, tỷ lệ người bệnh tiểu đường type 2 ở quốc gia này từ 55-74 tuổi, cao hơn 7 lần người từ 20-34 tuổi.
Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Đáng quan ngại hơn, số bệnh nhân mắc tiểu đường ngày trẻ hóa, cùng số ca mắc tăng nhanh chóng trong độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi, theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố vào năm 2021
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, năm 2021 có 537 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) trên thế giới sống chung với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), cứ 10 người thì có 1 người mắc phải bệnh này. Dự đoán, số người mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045 trên thế giới.
3.Nguyên nhân của bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1
Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có đủ insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường
Bệnh tiểu đường loại 2 thường bắt đầu với tình trạng kháng insulin, khi các tế bào cơ, gan và mỡ không sử dụng hiệu quả insulin. Kết quả, cơ thể bạn cần nhiều insulin hơn để giúp glucose đi vào tế bào. Lúc đầu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu bổ sung. Theo thời gian, tuyến tụy không thể tạo đủ insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, gây ra bệnh tiểu đường. Các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường loại 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Nhau thai tiết ra hormone làm gia tăng tình trạng kháng insulin, xảy ra ở mọi phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ. Hầu hết phụ nữ mang thai có thể sản xuất đủ insulin để vượt qua tình trạng kháng insulin, nhưng một số lại không thể. Khi tuyến tụy không tạo đủ insulin thiếu hụt sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân chung gây ra bệnh tiểu đường như : ngủ không đủ giấc, bỏ bữa sáng,lười vận động, thiếu hụt vitamin C, hút thuốc lá,….
4.Dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Người mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém
Trong giai đoạn mắc căn bệnh này, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể. Nhưng do thiếu Insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, vì mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu, nên sẽ dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể, khiến người bệnh bị suy nhược.
Có biểu hiện ăn nhiều nhưng bị sụt cân
Nếu ăn uống bình thường hoặc ăn uống nhiều, không có sự thay đổi về tập luyện hoặc làm việc mà bị sụt cân thì hãy nghĩ đã mắc bệnh tiểu đường hoặc một căn bệnh nghiêm trọng nào khác.
Nếu mắc bệnh tiểu đường thì tình trạng glucose trong máu tăng cao, không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được, nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột. Người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mà lại gầy và sụt cân nhanh.
Thị lực giảm sút
Ở bệnh tiểu đường sẽ có biểu hiện thị lực không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ.
Vết thương lâu lành
Bệnh tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, nên khi mắc bệnh thì hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử hoặc nhiễm trùng..
Đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước
Người bình thường thường đi tiểu từ 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường có thể đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân, thông thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, thận có thể không làm tốt công đoạn này, cơ thể vì thế sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Kết quả, người bị đái tháo đường sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, kéo theo biểu hiện khát nước liên tục.
Khô miệng và ngứa da
Vì cơ thể đang tập trung sử dụng chất lỏng để tạo ra nước tiểu, nên độ ẩm không đủ để dùng cho những bộ phận khác. Do đó, tình trạng mất nước và khô miệng có thể xảy ra. .
Tê bì, mất cảm giác ở chân
Nguyên nhân do glucose tăng cao trong máu. Tình trạng glucose tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến tay chân mà còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác của cơ thể như dây thần kinh cảm giác nóng, lạnh và đau; dây thần kinh vận động (bệnh lý thần kinh ngoại biên) hay dây thần kinh kiểm soát các hoạt động của dạ dày, nhịp đập của tim… (bệnh lý thần kinh tự chủ).
5. Biến chứng khó lường của bệnh tiểu đường.
Bệnh tim mạch
Bệnh đái tháo đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó tim mạch và đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra xơ vữa động mạch gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Các bệnh về huyết áp
Tăng huyết áp rất thường gặp ở người bị đái tháo đường, và người bệnh có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
Vết thương dễ bị nhiễm trùng
Các vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường không bị đái tháo đường. Đó là do khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, từ đó vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn . Hơn nữa, đái tháo đường kiểm soát kém có thể dẫn đến biến chứng thần kinh gây ra mất cảm giác, bệnh nhân dễ bị vết thương hơn từ đó nhiễm trùng xâm nhập và lan rộng. Hậu quả có thể bị cắt chân nếu hoại tử nhiễm trùng nặng nếu điều trị không đúng cách.
Bệnh về mắt
Bệnh đái tháo đường còn gây các biến chứng về mắt như tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và có thể chảy máu gây ra mù loà. Ngoài ra còn một số biến chứng mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm thị lực của người bệnh.
Suy thận
Biến chứng thận cũng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu cao kéo dài. Hậu quả của suy thận có thể tiến triển xấu tới mức thận không hoạt động và cơ thể ứ đọng nhiều chất gây hại cho cơ thể. .
6. Chế độ ăn và tập luyện cho người tiểu đường
Chế độ ăn
- Ăn đủ bữa
Nên ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày, cố định giờ ăn mỗi ngày để tránh tình trạng quá đói hoặc quá no khiến đường huyết không ổn định. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa ăn mỗi ngày, thêm bữa ăn phụ vào bữa tối để tránh quá đói vào nửa đêm.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Ngoài quan tâm đến thực phẩm ăn hàng ngày, cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày ít nhất là 40 ml trên mỗi kg cân nặng.
- Tăng cường thực phẩm giàu protein
Tiêu biểu là thịt nạc có chứa nhiều đạm, ít chất béo bão hòa, phù hợp bổ sung năng lượng mà không làm tăng đường huyết hay biến chứng tiểu đường.
Nếu bạn ăn chay, có thể bổ sung đạm từ các loại quả hạch, đậu, đậu phụ nhưng cũng cần kiểm soát lượng ăn vừa đủ bởi chúng cũng chứa nhiều calo và chất béo. Cụ thể:
Nguồn đạm nên ăn :Thịt gà tây, gà ta không da,Các loại cá béo như cá trích, cà hồi,..Sữa chua,Các loại đậu,Hạt óc chó, hạnh nhân,Trứng.,Đậu phụ.
Nguồn đạm không nên ăn :Các món ăn nhanh, nhẹ như giăm bông, xúc xích, thịt nguội, bò nướng, hotdog, gà tây nướng, lạp xưởng,…,Thịt bò khô, thịt heo xông khói,Các loại hạt tẩm gia vị, ướp cay hoặc ướp mật ong,Thức uống ngọt.
- Người tiểu đường nên dùng sữa từ nguồn phù hợp
Sản phẩm từ sữa nên dùng :Sữa tách béo, sữa chua tách béo không đường, phô mai tách béo 1 phần, phô mai tách béo dạng đặc ít muối, sữa chua uống lên men tách béo, không đường.
Sản phẩm từ sữa không nên dùng: Sữa chua uống nguyên béo có đường, sữa chua nguyên béo, sữa nguyên béo hoặc tách béo 2%, sô cô la trắng và các loại bánh kẹo, phô mai từ sữa.
- Tăng cường ăn các loại rau củ
Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường không thể bỏ qua các loại rau củ, đây là nguồn dinh dưỡng bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt. Hơn nữa, trong rau củ quả thường không chứa hoặc chứa lượng ít tinh bột, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường do không làm tăng nhanh đường huyết.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường, nên có 50% là rau không có tinh bột, cụ thể bao gồm:
Rau không tinh bột: Các loại rau lá xanh, măng tây, củ sắn, hành tiêu, tâm hoa Atiso, cải Brussel.
Các loại rau có tinh bột: khoai lang, khoai mỡ, đậu hà lan, củ cải đường, bắp,…
Chế độ luyện tập
Để đạt được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe,người tiểu đường nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày (5 buổi mỗi tuần) cho các hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải như:
- Đi bộ
Cải thiện insulin: tăng cường hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy insulin. Chạy bộ giúp giảm nguồn dự trữ glycogen, tiêu hao glucose và đưa lượng đường trong máu về mức bình thường.
Lưu thông máu: giúp lưu thông máu tốt hơn, ngăn ngừa tăng huyết áp, cải thiện lượng đường trong máu. Đáng chú ý, đi bộ còn kích kích cơ thể sản sinh cholesterol tốt, có lợi cho gan, tim mạch
- Bơi lội
Làm giảm lưu lượng máu đến các mạch máu nhỏ của tứ chi, có thể mất cảm giác ở bàn chân, những người mắc bệnh đái tháo đường phải tránh các chấn thương bàn chân, thậm chí vết cắt nhỏ hoặc mụn nước, vì chúng có thể chậm lành và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, một loại giày đặc biệt nên được sử dụng trong khu vực hồ bơi có thể giúp ngăn ngừa trầy xước chân và giảm nguy cơ trượt châ
- Đạp xe đạp
Đạp xe là môn thể thao không gây chấn thương, phục hồi cơ bắp nhanh hơn, tốt cho người đang bị tiểu đường.
Người bệnh có thể đi những quãng đường dài hơn mà không sợ bị tổn hại về thể chất.
Hoạt động này giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường vì nó kích hoạt 70% khối lượng cơ ở chân.giúp kích hoạt các chất mang glucose và giảm lượng đường trong máu.
Hãy liên hệ ngay với KASUMI Sport để được giải đáp những thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ
Hotline/Zalo: 0357.415.603
Địa chỉ: Số 20, đường Thịnh Phát, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Fanpage: KASUMI CHÍNH HÃNG