Bạn muốn nâng cao sức khỏe và bồi dưỡng cơ thể nhưng lại cảm thấy không ngon miệng khi ăn? Nếu cảm giác chán ăn kéo dài có thể khiến bạn sụt cân nhanh chóng và gây ra nhiều vấn đề khác đối với sức khỏe!
1.Chán ăn đột ngột là gì?
Chán ăn, còn gọi là biếng ăn hay tình trạng suy giảm khẩu vị, thường xảy ra khi bạn cảm thấy không hứng thú hoặc thèm muốn bất cứ món ăn nào, kể cả món yêu thích.
Chán ăn có thể bắt nguồn từ sức khỏe cơ thể không ổn định dẫn đến cảm giác không ngon miệng. Nhìn chung, đây là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
2.Nguyên nhân của bệnh chán ăn
Do thói quen sinh hoạt
Cảm giác mệt mỏi chán ăn có thể đến từ các nguyên nhân đơn giản trong lối sống như: Việc ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể; Vận động quá sức hoặc thiếu vận động, thiếu ngủ, tâm trạng buồn chán, thừa cân, căng thẳng cảm xúc, sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích, rượu bia, hoặc do chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng.
Các bệnh về tiêu hóa
Đây là thủ phạm gây mất vị giác, ăn không ngon, chán ăn. Khi mắc các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, cơ thể sẽ không hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bên cạnh đó, cảm giác đầy hơi, chướng bụng do ăn không tiêu sẽ gây khó chịu và không muốn ăn thêm;
Tiểu đường
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh đái tháo đường khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến khẩu vị, từ đó gây nên trạng thái chán ăn bỏ bữa. Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng nhằm kiểm soát đường cũng khiến người bệnh thêm phần căng thẳng mệt mỏi và chán ăn.
Thiếu máu
Khi cơ thể bị thiếu máu, quá trình vận chuyển dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng cơ thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này tác động đến chức năng của các cơ quan và làm chậm quá trình trao đổi chất, gây nên biểu hiện chán ăn mệt mỏi.
Các bệnh về gan mật
Các bệnh lý liên quan đến gan mật làm suy giảm chức năng của cơ quan, từ đó gây khó khăn cho quá trình nạp, hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chức năng đào thải độc tố có hại trong cơ thể cũng bị cản trở, khiến cơ thể hấp thụ ngược các chất có hại và gây mệt mỏi chán ăn.
Rối loạn, viêm nhiễm hô hấp
Tình trạng rối loạn, viêm nhiễm hô hấp thường đi kèm với một số biểu hiện như ho, viêm họng, viêm phổi, sốt cao,… Các triệu chứng bệnh này khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược và dẫn đến chán ăn.
Bên cạnh những chứng bệnh trên, một số loại ung thư cũng có khả năng gây chán ăn mệt mỏi. Ví dụ như, các khối u ác tính hình thành ở các bộ phận dạ dày, ruột, tuyến tụy, buồng trứng. Các biện pháp điều trị ung thư cũng có thể làm thay đổi mùi vị thức ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn.
Ăn kiêng quá mức, không hợp lý
Những phụ nữ ăn kiêng quá mức hoặc ăn kiêng không hợp lý cũng có thể trở nên biếng ăn do không có cảm giác ngon miệng đối với thức ăn, lâu dài sẽ gây ra tình trạng chán ăn;
Stress hoặc chịu áp lực nặng nề
Căng thẳng có thể dẫn đến việc giải phóng hormone khiến tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tuần hoàn thay đổi và còn làm suy giảm cả hệ tiêu hóa.
Nhiều người lớn tuổi thường dễ bị suy giảm khẩu vị do các cảm xúc tiêu cực và tâm trạng kém, chẳng hạn như cảm giác buồn bã, chán nản, muộn phiền và lo lắng. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng và áp lực công việc cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng chán ăn.
Chứng rối loạn ăn uống hay còn gọi là chứng chán ăn do tâm thần, có thể biểu hiện bởi tình trạng biếng ăn nói chung. Một người nếu mắc chứng chán ăn tâm thần tiềm ẩn thường tự kiềm chế cơn đói trong vô thức hoặc nhịn ăn để giảm cân. Phụ nữ thường có xu hướng mắc phải tình trạng này nhiều hơn nam giới. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống thường nhẹ cân và cảm thấy sợ hãi mỗi khi lên cân. Chứng bệnh này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành.
Vi khuẩn và virus
Chứng chán ăn có thể do tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào gây ra. Trong đó, vi khuẩn, virus và nấm men là những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng. Bạn có thể mắc chứng chán ăn sau khi trải qua tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng, nhiễm trùng da hoặc viêm màng não. Sau khi bạn điều trị dứt các tình trạng này, khẩu vị của bạn sẽ nhanh chóng trở lại như ban đầu.
Việc dùng một số thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn bị mất khẩu vị và dễ dẫn đến cảm giác chán ăn, bao gồm:
- Thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid như cocaine, heroin, codeine, morphine và amphetamine
- Một vài loại thuốc kháng sinh
- Thuốc hóa trị.
3.Dấu hiệu của chán ăn đột ngột
Chán ăn buồn nôn
Thấy sức chịu đựng giảm sút
Sụt cân liên tục hoặc suy dinh dưỡng.
Tinh thần luôn thấy ủ rũ, mỏi mệt
Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn
Cảm thấy thể chất yếu hơn bình thường
Luôn mệt mỏi dù đã ngủ đủ và nghỉ ngơi nhiều
4.Tác hại của chán ăn đột ngột.
Trạng thái chán ăn mệt mỏi có thể ảnh hưởng tất cả các đối tượng ở mọi lứa tuổi. Nhiều báo cáo chỉ ra, tình trạng này phổ biến hơn ở nữ giới trong độ tuổi từ 12 – 25 tuổi. Tuy nhiên, ngày càng nhiều đối tượng nam giới, phụ nữ trên 40 tuổi và trẻ nhỏ dưới 7 tuổi cũng được đánh giá và ghi nhận là mắc chứng chán ăn mệt mỏi.
Chán ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, đặc biệt là chán ăn người già, người trung niên. Càng lớn tuổi, sức khỏe con người càng suy giảm, do đó, nếu biếng ăn sẽ làm mất tất cả nguồn năng lượng còn lại.
Bên cạnh đó, chán ăn ở người già còn khiến cơ thể không được nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể, tạo sức đề kháng ngăn cản sự tấn công của bệnh tật và quá trình lão hóa. Chức năng của các bộ phận trong cơ thể do đó cũng bị tác động, đặc biệt là các cơ bắp, hệ tim mạch, hô hấp, nội tiết… bị suy giảm theo. Từ đó, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn, hoặc gây ra các bệnh mãn tính và làm đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Bệnh chán ăn ở người lớn còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nếu bị chán ăn lâu ngày sẽ dẫn đến biếng ăn mãn tính, tức là người bệnh luôn sống trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu. Những phụ nữ bị chán ăn mãn tính phải đối mặt với nguy cơ không thể có con, rụng tóc, xương yếu.
Chán ăn bệnh lý cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần vì tạo ra một vòng luẩn quẩn. Khi cơ thể bị suy nhược do biếng ăn sẽ kiệt sức và gây ra chứng trầm uất, khi bị trầm uất lại càng làm cho cơ thể kiệt sức, mệt mỏi nhiều hơn.
5.Phương pháp điều trị bệnh chán ăn.
Về thói quen ăn uống
Trên thực tế, thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng ít nhiều tới cảm giác thèm ăn. Tốt nhất chúng ta nên duy trì thói quen ăn đúng giờ và tuyệt đối không được bỏ 3 bữa ăn chính trong ngày, quan trọng nhất là bữa ăn sáng. Nếu duy trì được thói quen này, hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ hoạt động khá hiệu quả, hấp thu dinh dưỡng tốt và hạn chế tối đa cảm giác chán ăn.
Bên cạnh đó, trong bữa ăn, các bạn nhớ nhai thật kỹ trước khi nuốt, đồng thời tập trung ăn uống thay vì vừa ăn vừa làm việc hoặc xem tivi. Đây là thói quen xấu mà nhiều người đang duy trì hằng ngày, nhất là trẻ nhỏ.
Họ không hề hay biết rằng thói quen vừa ăn, vừa làm việc khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn và ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa nói chung.
Tập thể dục thể thao
Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và duy trì thói quen ăn uống khoa học, bạn cần quan tâm luyện tập thể dục thể thao. Thực tế biện pháp này giúp bạn không còn cảm thấy chán ăn, bởi vì lúc này cơ thể đã tiêu thụ năng lượng và có nhu cầu tạo thêm năng lượng. Trong bữa ăn, các bạn không nên uống quá nhiều nước để tránh cảm giác nhanh no và mất hứng thú ăn uống
Cân đối được số lượng công việc, giảm stress
Tình trạng quá tải công việc bao giờ cũng mang lại mệt mỏi, ôm đồm nhiều công việc cũng sẽ khiến bạn chán ăn. Do đó, bạn hãy lên lại lịch những việc cần ưu tiên làm trước và tạm gác lại những công việc không quan trọng lại để tránh căng thẳng.
Thư giãn
Tắm dưới vòi phun hay ngâm mình trong làn nước mát, vài động tác thở bằng bụng, massage… đều là những phương pháp giảm căng thẳng và chống mệt mỏi hữu hiệu.
Lên lịch giải trí hợp lý
Bạn cần phân bố lại lịch giải trí cuối tuần để đừng diễn ra quá dồn dập, khiến bạn không còn năng lượng cho những ngày đầu tuần. Thay vào đó, bạn hãy lên kế hoạch giải trí có chừng mực để cơ thể được nghỉ ngơi và hệ tiêu hóa cũng có thời gian thư giãn.
Như vậy người chán ăn cần tạo cho mình những thói quen tích cực để khắc phục chứng chán ăn đột ngột, giúp ăn ngon miệng hơn như:
- Có chế độ ăn lành mạnh, ăn đủ chất và lượng, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng;
- Khi ăn nên nhai kỹ, không nên làm việc khác khi ăn như xem tivi;
- Nên chia nhỏ các bữa ăn, khoảng 5 – 6 bữa/ngày để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Xây dựng thực đơn phong phú với những món ăn yêu thích, các món được trang trí đẹp mắt để kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn;
- Nên ăn cùng gia đình hoặc bạn bè để tạo không khí thoải mái, vui vẻ, kích thích ăn uống;
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, những người bị biếng ăn bệnh lý nên chú ý đến chất lượng bữa ăn hơn là lượng thức ăn đưa vào;
- Bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin để kích thích và cải thiện vị giác như kẽm , vitamin A, vitamin B, vitamin E.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp tiêu hao năng lượng, buộc phải bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp ăn ngon miệng hơn.
Hãy liên hệ ngay với KASUMI Sport để được giải đáp những thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ
Hotline/Zalo: 0357.415.603
Địa chỉ: Số 20, đường Thịnh Phát, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Fanpage: KASUMI CHÍNH HÃNG