Có bao giờ bạn đặt câu hỏi năng lượng trong cơ thể đến từ đâu ? Con người chúng ta lấy được năng lượng qua 3 nguồn dinh dưỡng chính glucid, lipid, protein. Sau khi các chất dinh dưỡng này đi vào cơ thể và trải qua quá trình tiêu hóa, nó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Vì vậy, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về năng lượng trong cơ thể và sự tiêu hao năng lượng để biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

1.Năng lượng là gì? Khi nào dư thừa năng lượng?

Năng lượng là gì?

Năng lượng là nhiên liệu cần thiết cho cơ thể sống, giúp tăng trưởng, phát triển và thực hiện các hoạt động thường ngày. Các chất sinh ra năng lượng sẽ tham gia vào chu trình chuyển hóa bên trong cơ thể tạo nên các chất chuyển hóa cùng các dạng dự trữ năng lượng khác nhau. Kilocalories hoặc joule là đơn vị được dùng để đo mức độ tiêu hao năng lượng của cơ thể. Phần lớn chúng ta biết tới và sử dụng đơn vị kilocalories (kcal) nhiều hơn. 

Về mặt kỹ thuật, một kilocalorie là nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của một kg nước thêm một độ C. Tổng số calo cơ thể đốt cháy để tạo năng lượng mỗi ngày chính là tổng năng lượng tiêu hao hàng ngày của một cá nhân cụ thể.

Khi nào dư thừa năng lượng?

  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Khiến năng lượng dư thừa ở mỗi người tăng nhanh, kéo theo là tỷ lệ thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm cũng ở mức báo động.

Sống bận rộn cũng khiến thói quen dinh dưỡng của con người thay đổi, từ các món ăn chủ yếu làm từ thực vật và giàu chất xơ như gạo, rau, củ, quả sang chế độ ăn uống giàu calo, nhiều tinh bột mịn, đường, chất béo, muối, thực phẩm chế biến sẵn, thịt và các sản phẩm nguồn gốc động vật khác.

Đặc biệt ở khu vực thành thị, một số người ít có thời gian nấu ăn, thường xuyên ăn ở nhà hàng, cửa hàng bán đồ ăn nhanh, đồ ăn đường phố hay phụ thuộc vào siêu thị mà không biết có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy hại cho sức khoẻ nếu có một chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

  • Lối sống ít vận động 

Vận động thể chất làm tăng sự trao đổi chất và lượng calo đốt cháy mỗi ngày. Ngoài ra, một số bài tập còn giúp bạn duy trì hoặc tăng khối lượng cơ nạc và điều này sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa sự trao đổi chất cũng như là lượng calo được đốt cháy. Vì vậy nếu không vận động cơ thể sẽ dần tích tụ năng lượng dư thừa mà không thể giải phóng.

2.Quá trình chuyển hóa năng lượng dư thừa.

Cơ chế chuyển hóa năng lượng thành tế bào mỡ

Thức ăn bị nghiền tại miệng và trộn với nước bọt đóng vai trò là enzym tiêu hóa sau đó đưa xuống dạ dày. Tại dạ dày thức ăn sẽ bị nghiền nát tiêu hóa 1 phần thức ăn và biến thức ăn thành dạng dịch mềm (nhuyễn tương) rồi được đẩy xuống ruột → tại ruột non sẽ chuyển hóa protein, lipid, glucid có trong thức ăn thành các acid amin, monosaccharide, acid béo và các glycerol  → các chất dinh dưỡng này thông qua tĩnh mạch chuyển lên gan để lọc và phân hóa thành các chất cần thiết cho cơ thể → sau đó chất dinh dưỡng về tim để đi nuôi cơ thể → chất dinh dưỡng dư thừa sẽ được tích lại tại các tế bào mỡ để khi cần thiết sẽ chuyển hóa năng lượng dự trữ từ mỡ vào lại cơ thể.

Cơ chế hóa học

Năng lượng dư thừa được dự trữ ở dạng triacylglycerol (viết tắt là TAG) hay còn gọi là chất béo trung tính. 

Triacylglycerol chứa đến 20 nguyên tử Cacbon nên người ta gọi năng lượng dư thừa dược dự trữ ở dạng Carbon.

Năng lượng dư thừa trong cơ thể, thường là calo từ chất béo hoặc carbs được lưu trữ trong các tế bào mỡ dưới dạng chất béo trung tính. Đây là cách cơ thể bảo tồn năng lượng cho những nhu cầu hoạt động. Theo thời gian, lượng năng lượng dư thừa này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa chất béo.

3.Tác hại của việc dư thừa năng lượng.

Gây ra tình trạng béo phì

Béo phì là tình trạng rối loạn tích lũy năng lượng dư thừa. Cơ thể đưa năng lượng (calo) vào các mô mỡ, lưu trữ để sử dụng sau này. Nếu lượng calo đi vào mô mỡ của bạn nhiều hơn lượng calo rời ra, bạn sẽ bị béo

Sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, do đó năng lượng bị dư thừa và được chuyển thành mỡ tích lũy trong các cơ quan, tổ chức.

Nguy cơ bệnh tim mạch

Khi chỉ số BMI tăng lên, huyết áp, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), triglyceride, lượng đường trong máu và tình trạng viêm cũng tăng theo. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và tử vong do tim mạch.

Béo phì và ung thư

Mối liên quan giữa béo phì và ung thư không hoàn toàn rõ ràng như đối với bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, béo bụng và tăng cân khi trưởng thành cũng có liên quan đến một số bệnh ung thư như: Ung thư vú, ruột kết và trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản, thận, buồng trứng, tuyến tụy…

Béo phì và bệnh đái tháo đường

Các tế bào mỡ, đặc biệt là những tế bào được tích trữ quanh eo, tiết ra hormone và các chất khác gây viêm. Mặc dù tình trạng viêm là một thành phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch và là một phần của quá trình chữa bệnh, nhưng chứng viêm có thể khiến cơ thể phản ứng kém hơn với insulin và thay đổi cách cơ thể chuyển hóa chất béo và carbohydrate, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và cuối cùng là bệnh đái tháo đường cùng nhiều biến chứng của bệnh.

Ngoài ra, dư thừa năng lượng còn ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm và chất lượng cuộc sống, tác động đến cơ, xương khớp và các khía cạnh khác nhau của sinh sản, từ hoạt động tình dục đến thụ thai. Trọng lượng dư thừa cũng làm suy yếu chức năng hô hấp, ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn, ngưng thở khi ngủ… Bên cạnh đó, dư thừa năng lượng có liên quan đến suy giảm trí nhớ và chức năng nhận thức, bệnh thận mạn tính, gan nhiễm mỡ không do rượu

4.Phương pháp hạn chế dư thừa năng lượng.

Uống nước đầy đủ

Uống nước trước mỗi bữa ăn phụ: Đây được xem là cách hạn chế calorie không cần thiết một cách an toàn, đơn giản và rẻ nhất.ệc uống nước lọc cũng giúp cơ thể hạn chế được khoảng 5-18g đường, 7-21g cholesterol do không sử dụng các loại nước ngọt hay các thức uống thay thế khác.

Uống chè xanh có tác dụng kích thích cơ thể giải phóng năng lượng dư thừa hiệu quả

Hạn chế ăn khuya 

Càng về khuya chúng ta càng thèm ăn, mà ăn khuya lại rất dễ tăng cân. Để tránh nó, tốt hơn hết bạn không nên thức quá khuya.Khi bạn ăn khuya, cơ thể phải sản sinh nhiều insulin để điều chỉnh đường máu, ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa đường. Hậu quả là năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo tích lũy nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ

Tập trung khi ăn 

Tuyệt đối tránh việc vừa ăn vừa xem ti vi, đọc sách, làm việc, nghe điện thoại… vì điều này có thể khiến bạn cứ tích cực ăn một cách tự nhiên dù đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

Luôn ăn sáng

Ngoài việc giúp bạn làm việc hiệu quả, ăn sáng còn hạn chế lượng calorie nạp vào cơ thể khi bạn dùng cơm trưa, nhất là các món giàu chất béo bão hòa

Chỉ ăn khi đúng bữa

Thói quen này giúp bạn hạn chế ăn vặt, đồng thời tạo điều kiện để cơ thể thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng dễ dàng hơn

Tăng cường chất xơ

Thay vì hấp thụ quá nhiều đạm chất lượng cao, bạn nên cân bằng lượng calorie nạp vào cơ thể bằng cách tăng cường ăn hoa quả, rau xanh các loại mỗi ngày.

Dùng gia vị khi cần

Gia vị chẳng những giúp bạn phòng tránh bệnh tật mà còn tăng cường khả năng tiêu mỡ của cơ thể lên hơn 25%, nhất là gừng, ớt, tiêu, tỏi… 5- Gần gũi mùi bạc hà: Nhai kẹo chewing – gum bạc hà, sử dụng kem đánh răng bạc hà, uống trà bạc hà… đều có ảnh hưởng tích cực đến việc ổn định trọng lượng trong cơ thể bạn

Ngủ đủ giấc

Ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày có thể giúp quá trình biến dưỡng trong cơ thể tăng cao, từ đó khống chế sự thèm ăn hiệu quả hơn. 

Tập thể dục với một số bài tập

  • Chạy bộ

Chỉ cần mỗi 30 phút chạy bộ mỗi ngày là bạn đã đốt cháy được từ 180-500 calo cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh 

và giảm cân hiệu quả. Đồng thời, chạy bộ còn giúp cải thiện các cơ bắp, giảm cân và giúp da chắc khỏe hơn.

  • Nhảy dây

Hầu hết mọi người sẽ đốt cháy khoảng 70 – 100 calo khi nhảy dây 500 cái. Ví dụ: Một người nặng 68kg nhảy dây với tốc độ 83 lần nhảy một phút sẽ mất 6 phút và đốt cháy 63 calo. Một người nặng khoảng 90,8kg nhảy dây với tốc độ 125 lần nhảy một phút sẽ mất 4 phút và đốt cháy 78 calo.

  • Đạp xe

Đốt cháy calo, hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Đạp xe giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Do đó đây là một phương pháp giảm cân hiệu quả. Bạn có thể chủ động lựa chọn thời gian tập và cường độ tập phù hợp.

  • Gập bụng

Đối với nữ giới nếu gập bụng 100 cái sẽ giảm được từ 50 đến 70 calo. Còn đối với nam giới, mỗi lần gập 100 cái sẽ giúp tiêu hao 70 đến 100 calo. Ngoài ra các bài tập gập bụng kèm theo plank hoặc tập cơ bụng khác cũng sẽ giúp bạn sở hữu vòng eo thon gọn hoặc là cơ bụng 6 múi săn chắc.

Hãy liên hệ ngay với KASUMI Sport để được giải đáp những thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ

Hotline/Zalo: 0357.415.603

Địa chỉ: Số 20, đường Thịnh Phát, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Fanpage: KASUMI CHÍNH HÃNG

Rate this post

Cơ chế tiêu hao năng lượng dư thừa của cơ thể con người.